CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THEO DÕI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Lượt xem 0
Quan tâm 0
Bình luận 0

 

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THEO DÕI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nếu không được điều trị và kiểm soát lượng đường máu tốt.Việc kiểm soát lượng đường máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuốc điều trị, đáp ứng của người bệnh, đặc biệt tuân thủ phác đồ điều trị cũng như chế độ ăn uống, kiêng khem hay chế độ luyện tập của bệnh nhân...

Có rất nhiều BN không tuân thủ tốt phác đồ điều trị làm cho đường máu tăng lũy tuyến và gây ra những biến chứng nặng nề.

Mục tiêu điều trị:

  • Lâm sàng giảm bớt các triệu trứng: uống nhiều, tiểu nhiều nếu có(trong ĐTĐ type 2 các triệu chứng này không đáng kể)
  • Cận lâm sàng:

 + Đường huyết về gần bình thường.

  • Glucose đói : 90- 130mg/dL
  • Glucose trước khi ngủ: 100- 140mg/dL

           + Đường niệu: âm tính

           + HbA1c : < 7% ( theo ADA)

  • Đạt cân nặng hợp lý gần với hằng số sinh lý BMI 18.5- 24.9

BMI = cân nặng(kg)/ chiều cao bình phương(m2)

  • Làm chậm xuất hiện các biến chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm: hôn mê tăng đường huyết, suy thận, hoại tử chi do tắc mạch, viêm võng mạc,v...v...
  • Nâng cao chất lượng đời sống của người bệnh để hòa nhập với cộng đồng, học tập, vui chơi, giải trí gần như bình thường.

Vậy trong quá trình điều trị cần làm sớm những xét nghiệm gì để đánh giá hiệu quả của việc điều trị cũng như phát hiện sớm những biến chứng xảy ra.

  1. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
  2. ĐỊNH LƯỢNG HbA1c

Hb gồm HbA, HbA2 và HbF, trong đó HbA chiếm chủ yếu (95-97%). Một lượng nhỏ HbA kết hợp với đường (carbohydrat) trong máu (bị glycosyl hóa) tạo thành HbA1. HbA1 bình thường trong máu 5- 7%.

  • HbA1 lại gồm HbA1a, HbA1b và HbA1c.

Trong đó HbA1c là do HbA gắn với glucose chiếm khoảng 75- 80% lượng HbA1 (do đường glucose nhiều nhất trong máu) tương đương 4-6%. Khi đường trong máu tăng cao trong thời gian đủ dài thì sẽ làm tăng HbA1c.

  • Do vậy HbA1c tăng đồng nghĩa với lượng đường trong máu đã tăng kéo dài trong thời gian qua. Mặt khác, đời sống hồng cầu là 120 ngày, vì vậy HbA1c sẽ phản ánh lượng đường trong máu BN khoảng 2-3 tháng trở lại đây.
  • Cần theo dõi nồng độ HbA1c mỗi 3 tháng/1 lần.

 

Đích kiểm soát nồng độ đường huyết đối với BN lớn tuổi bị ĐTĐ

 

            Mối tương quan giữa HbA1c và nồng độ Đường huyết trung bình

 

  1. ĐỊNH LƯỢNG FRUCTOSAMIN
  • Fructosamin là sản phẩm tạo thành do phản ứng glycosyl hóa giữa glucose và các protein trong huyết thanh. Trên thực tế quá trình glycosyl hóa albumin chiếm 90%  tổng số tất cả các protein trong huyết thanh bị gycosyl hóa. Vì thời gian bán hủy của protein ngắn nên protein glycosyl phản ánh mức đường huyết trong thời gian 7- 14 ngày.
  • Fructosamin huyết thanh có ích trong 1 số trường hợp: BN có huyết sắc tố bất thường trong máu, tình trạng tán huyết hoặc cần theo dõi điều chỉnh đường huyết trong thời gian gần ở BN ĐTĐ mới có thai
  • Nồng độ Fructosamin bình thường trong máu: 2,0 – 2,8mmol/L
  1. BỆNH LÝ CẦU THẬN
  2. ĐỊNH LƯỢNG MICROALBUMIN NIỆU
  • BN ĐTĐ có thể bị tổn thương thận vì biến chứng sơ hóa các mạch máu tại cầu thận, viêm đài bể thận...do thời gian bị bệnh và chất lượng kiểm soát đường huyết kém.
  • Microalbumin niệu chính là Albumin bài xuất trong nước tiểu. Bình thường albumin được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu gần như hoàn toàn ở ống thận và không phát hiện được bằng các xét nghiệm nước tiểu thông thường.
  • Microalbumin niệu xuất hiện sớm trước khi protein niệu xuất hiện (giai đoạn sau)
  • Khi nồng độ Microalbumin niệu > 300mg/24 được coi là Albumin niệu lâm sàng và lúc này có thể phát hiện được bằng XN nước tiểu thông thường.
  • Tìm Microalbumin trên mẫu nước tiểu duy nhất lấy lúc sáng sớm hoặc nước tiểu 24giờ. Hiện nay nhiều nơi tầm soát bằng tỷ số: +Microalbumin(µg)/Creatinin niệu(mg/L) lấy lúc sáng sớm <30mcg/mg là bình thường, bất thường tỷ số này từ 30-300.

+Khi tỷ lệ Microalbumin/Creatinin niệu ≥300mcg/mg →Macroalbumin niệu, có tình trạng macroalbumin chứng tỏ một tiên lượng xấu về tiến triển bệnh thận => cần điều trị với ACEI hoặc ARB, và hạn chế vừa phải protein trong chế độ ăn xuống 0,8g/kg/ngày có thể làm chậm tiến triển của biến chứng thận.

  • Nên xét nghiệm: Tìm albumin niệu ở các BN ĐTĐ type 1 trong vòng 5 năm sau khi bệnh được chẩn đoán và BN ĐTĐ type 2 vào thời điểm chẩn đoán bệnh sau đó được kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng
  1. ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ CREATININ MÁU

     - Nồng độ Creatinin máu phải được định lượng hàng năm đối với cả BN ĐTĐ         type 1 và type 2.

     -  Độ lọc cầu thận tính theo công thức Cockroft- Gault:

 

   -  Các nghiên cứu gần đây cho thấy chức năng thận có thể tiếp tục giảm đi khi không có tình trạng albumin niệu và vẫn mang các đặc điểm bệnh lý của cầu thận do ĐTĐ => chú ý kiểm soát HA, nồng độ đường huyết, sử dụng thuốc ACEI hoặc ARB có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận.

III. BỆNH TIM MẠCH

  1. TĂNG LIPID MÁU

Bệnh nhân ĐTĐ nên được xét nghiệm các thành phần lipid máu lúc đói định kỳ mỗi 3 - 6 tháng

Đích kiểm soát lipid máu đối với BN ĐTĐ

 

  1. ĐIỆN TÂM ĐỒ

Đo điện tim mỗi 6 tháng hoặc 1 năm vì ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ hội chứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, rung nhĩ, đột quỵ...

  1. BỆNH LÝ VÕNG MẠC

      Các BN ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh lý võng mạc, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tình trạng thị lực của người bệnh và là nguyên nhân hàng đầu gây mù.

     Để theo dõi biến chứng này, nên soi hoặc chụp đáy mắt mỗi năm.

  1. BỆNH LÝ THẦN KINH

Đánh giá khả năng bị bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cần thăm dò cảm giác bằng sử dụng 10gmonofilament giúp gợi ý có bệnh lý đa dây thần kinh cảm giác vận động ở phần xa do ĐTĐ.

 

Biên soạn

Bs CK1 Ngô Kim Hải   

Ngày đăng: 27 tháng 12 năm 2018

Lượt xem 0
Quan tâm 0
Bình luận 0

Bình luận ()

Đặt lịch hẹn với Bác sỹ
Hỏi bác sĩ